DI TRUYỀN HỌC 1
I. LÝ THUYẾT
- Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình
- Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng (prôtêin) để tạo kiểu hình - Ý nghĩa: Tạo biến dị tổ hợp
1/ Tương tác bổ sung
* Thí nghiệm: Ở loài Đậu thơm (Lathyrus odoratus)
Pthuần chủng : Hoa đỏ x Hoa trắng
F1 : 100% hoa đỏ
F2 : 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng
* Giải thích
- F2 gồm 16 kiểu tổ hợp
→ F1 khi giảm phân cho 4 loại giao tử và chứa 2 cặp gen cùng quy
định 1 tính trạng → có hiện tượng tương tác gen.
- Sự phân li KH ở F2 không theo tỉ lệ 9:3:3:1 mà là 9:7 chứng tỏ
hai cặp gen không alen phân ly độc lập và tương tác bổ sung với nhau để xác định màu hoa * Quy luật tương tác bổ sung
- Tương tác bổ sung là trường hợp hai hoặc nhiều gen không alen cùng tác động qua lại với nhau làm xuất hiện một kiểu hình mới
- Tác động bổ sung thường là trường hợp tác động giữa các gen trội với nhau cho tỉ lệ kiểu hình đặc trưng ở đời sau: 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7
* Cơ sở tế bào học của quy luật tương tác bổ sung
- Các gen không tác động riêng rẽ
- Các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên trong giảm phân hình thành giao tử
2/ Tương tác cộng gộp
* Thí nghiệm
Khi lai hai thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng với nhau thu được ở F1 toàn hạt đỏ
hồng và cho F1 tự thụ phấn thì thu được F2 có tỉ lệ
hạt đỏ (từ đỏ đậm đến hồng) và
hạt màu trắng
* Giải thích
- F2 gồm 16 kiểu tổ hợp → F1 khi giảm phân phải cho 4 loại giao tử → F1 dị hợp 2 cặp gen - Sự phân li KH ở F2 là 15:1 là một biến dạng của tỉ lệ 9:3:3:1 chứng tỏ hai cặp gen không alen đã phân ly độc lập và tương tác theo kiểu cộng gộp với nhau để cùng xác định tính trạng màu sắc hạt - Màu đỏ ở F2 đậm, nhạt khác nhau tùy thuộc vào số lượng gen trội trong kiểu gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều thì màu đỏ càng đậm, ngược lại càng ít gen trội thì màu đỏ nhạt dần * Quy luật tương tác cộng gộp
- Là kiểu tác động của nhiều gen không alen trong đó mỗi gen có vai trò như nhau trong sự hình thành tính trạng
- Một số tính trạng có liên quan tới năng suất của nhiều vật nuôi, cây trồng (tính trạng số lượng) thường bị chi phối bởi sự tác động cộng gộp của nhiều gen không alen
* Cơ sở tế bào học của quy luật tương tác cộng gộp
- Các gen không tác động riêng rẽ
- Các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên trong giảm phân hình thành giao tử
3/ Tương tác át chế
* Thí nghiệm
Cho lai 2 nòi ngựa có tính di truyền ổn địng một nòi lông xám và một nòi lông đen được F1: 100%
Link Tải: https://drive.google.com/file/d/16D0hNmWvR_NFOLYKJ3RSafb49EJhhMfO/view?usp=sharing
Đăng Ký Kênh YouTuBe giúp mình nhé: https://www.youtube.com/watch?v=L40DZc6V6Yw