PHẦN V. DI TRUYỀN HỌC
Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI CỦA ADN
I. Gen
1. Khái Niệm
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định (sản phẩm có thể là chuỗi polypeptit hay ARN).
Ví dụ: SGK
2. Cấu Trúc Chung Của Gen Cấu Trúc
Gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit:Vùng điều hòa, Vùng mã hóa, Vùng kết thúc
II. Mã di truyền
1. Khái niệm
Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axít amin trong phân tử prôtêin. Mã di truyền được đọc trên cả mARN và ADN.
Có 4 loại nuclêôtit (A, T, G, X) nên có tất cả 43 = 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ ba mã hoá cho 20 loại axit amin.
2. Đặc điểm
- Mã di truyền là mã bộ ba, cứ 3 nuclêôtit đứng kế tiếp nhau mã hoá một axit amin. - Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba mà không gối lên nhau. - Mã di truyền có tính đặc hiệu: Một mã bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin. - Mã di truyền có tính thoái hoá: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
- Mã di truyền có tính phổ biến: Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
- Trong 64 bộ ba có 3 bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) không mã hóa axit amin và một bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực, ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin.
III. Quá trình nhân đôi của ADN
1. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ
- Vị trí : diễn ra trong nhân tế bào.
- Thời điểm : diễn ra tại kì trung gian.
* Diễn biến :
- Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của ADN tách nhau dần nhau tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn
- Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới:
Các nuclêôtit của môi trường nội bào liên kết với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T; G liên kết với X). Vì enzim ADN tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’(ngược chiều với mạch khuôn) nên:
- Mạch khuôn có chiều từ 3’ → 5’tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’ một cách liên tục theo chiều mở xoắn (chiều enzim).
- Mạch khuôn có chiều từ 5’ → 3’mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là Okazaki. Sau đó các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối (enzim ligaza). - Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo thành thì 1 mạch là mạch mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
2. Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực
- Cơ bản giống với sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên có một số điểm khác:
- Nhân đôi ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản), mà ở sinh vật nhân sơ chỉ có một đơn vị nhân đôi. Nên quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực diễn ra nhanh hơn. - Nhân đôi ở sinh vật nhân thực có nhiều enzim tham gia.
3. Ý nghĩa của quá trình tự sao (nhân đôi)
Sự tổng hợp ADN là cơ sở hình thành NST, đảm bảo cho quá trình phân bào nguyên phân, giảm phân, thụ tinh xảy ra bình thường, thông tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử qua các thế hệ, nhờ đó con sinh ra giống bố mẹ, ông bà tổ tiên.
Link Tải: https://drive.google.com/file/d/1voiNt7RsT1QR7_tGddjSg1R9so5-WFcw/view?usp=sharing