Câu 1: Trình bày quan điểm của thầy / cô về thuật ngữ “kiểm tra và đánh giá”?
Đánh giá kết quả học tập là
quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng
việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm
giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.
Câu
2:
Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:
Đánh giá truyền thống: Người học thụ động tiếp nhận kiến thức do
giáo viên hoặc giáo trình đưa đến.
Đánh giá hiện đại: Người học là người chủ động tham gia, lập kế
hoạch và giải quyết vấn đề.
Câu
3:
Theo thầy/cô năng lực học sinh được thể hiện như thế nào, biểu hiện ra
sao?
Đánh giá dựa trên thang tiêu chí về năng
lực và có nhiều dạng thức, hướng đến ghi nhận sự tiến bộ của cá nhân người học.
Câu
4:
Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh
giá năng lực học sinh?
Để đánh giá kết quả học tập
của người học trong đào tạo dựa vào năng lực cần dựa vào những nguyên tắc mang
tính tổng quát và cụ thể.
- Đánh
giá là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định phạm vi đạt được của các mục
tiêu đề ra. Vậy, phải xác định rõ mục tiêu đánh giá, khi đánh giá phải chọn mục
tiêu đánh giá rõ ràng, các mục tiêu phải được biểu hiện dưới dạng những điều có
thể quan sát được.
- Giáo
viên cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá để sử dụng chúng
có hiệu quả.
- Khi
đánh giá, giáo viên phải biết nó là phương tiện để đi đến mục đích, chứ bản
thân không phải là mục đích. Mục đích đánh giá là để có những quyết định đúng đắn,
tối ưu nhất cho quá trình dạy học.
- Đánh
giá bao giờ cũng gắn với việc học tập của người học, nghĩa là trước tiên phải
chú ý đến việc học tập của người học. Sau đó mới kích thích sự nỗ lực học tập của
người học, cuối cùng mới đánh giá bằng chuẩn đạt hay không đạt.
Câu 5:
Tại sao có thể nói quy trình 7 bước kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh
tạo nên vòng tròn khép kín?
Trên
cơ sở kết quả thu được, người giáo viên sử dụng để điều chỉnh hoạt động dạy học,
giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thúc đẩy hs tiến bộ ( bước
7). Như vậy từ bước 7 trong quy trình đánh giá sẽ trở thành mục tiêu về phẩm chất,
năng lực chung, năng lực đặc thù ( bước 1) trong quy trình đánh giá tiếp theo.
Câu
6:
Thầy , cô hiểu thế nào là đánh giá thường xuyên?
Đánh
giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn
ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin
phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập.
Đánh giá thường xuyên chỉ những hoạt động kiểm tra đánh giá được thực hiện
trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động kiểm tra đánh
giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (đánh giá đầu
năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (đánh
giá tổng kết). Đánh giá thường xuyên được xem là đánh giá vì quá trình học tập
hoặc vì sự tiến bộ của HS.
Câu
7:
Thầy, cô hiểu như thế nào là đánh giá định kì?
●
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học
tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của
HS so với yêu cầu cần đạt so với qui định trong chương trình giáo dục phổ thông
và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất HS.
●
Mục đích chính của đánh
giá định kì là thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục
sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích
của HS, xếp loại HS và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.
●
Đánh giá mức độ thành thạo
của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập
(giữa kì)/ cuối kì.
Câu 8:
Phần phương pháp viết có
TNKQ (hẹn clip sau)
Thầy cô hãy cho biết câu hỏi tự luận có những dạng
nào? Đặc điểm của mỗi dạng đó?
Câu
9:
Thầy, cô thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học
như thế nào?
Trong quá
trình dạy học, tôi thường sử dụng phương pháp đánh giá bằng quan sát trong các
tình huống sau đây:
- Chú ý đến
những biểu hiện hành vi của Hs
-Thái độ,
tâm tư, tình cảm của học sinh ( mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,..) hay sự
tích cực trong học tập( hào hứng giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động
hoặc không ngồi yên được quá ba phút... )
- Quan
sát sự thể hiện của Hs ( làm bài tập tốt, phát biểu rõ ràng, năng động hay thụ
động)
Câu
10: Thầy, cô thường sử dụng
phương pháp đánh giá bằng quan sát trong dạy học như thế nào?
●
Chú ý đến những biểu hiện
hành vi của Hs
●
●
Thái độ, tâm tư, tình cảm
của học sinh ( mặt căng thẳng, lo lắng, lúng túng,..) hay sự tích cực trong học
tập( hào hứng giơ tay phát biểu trong giờ học, ngồi im thụ động hoặc không ngồi
yên được quá ba phút... )
●
Câu
11: Thực tế dạy học thầy, cô đã
sử dụng phương pháp đánh giá hồ sơ học tập cho học sinh như thế nào?
HS
phải được tham gia vào quá trình đánh giá bằng hồ sơ học tập, thể hiện ở chỗ họ
được tham gia lựa chọn một số sản phẩm, bài làm, công việc đã tiến hành để đưa
vào hồ sơ của họ. Đồng thời họ được yêu cầu suy ngẫm và viết những cảm nghĩ ngắn
về những thay đổi trong bài làm, sản phẩm mới so với giai đoạn trước, hay tại
sao họ thấy rằng họ xứng đáng nhận các mức điểm đã cho. HS phải tự suy ngẫm về
từng sản phẩm của mình, nói rõ ưu điểm, hạn chế. GV có thể yêu cầu đưa thêm lời
nhận xét của cha mẹ vào phần tự suy ngẫm của HS. Cha mẹ có thể cùng chọn bài mẫu
đưa vào hồ sơ và giúp HS suy ngẫm về bài làm của mình.
Câu
12: Theo thầy/cô sử dụng phương
pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học
sinh không?
Cần có
các tiêu chí phù hợp và rõ ràng để đánh giá sản phẩm trong hồ sơ học tập của
HS. Các tiêu chí này cũng giống như các tiêu chí dùng trong bảng kiểm hay
rubric. Tuy nhiên, ở đây GV có thể cho phép HS cùng tham gia thảo luận các tiêu
chí dùng để đánh giá việc làm của họ. Điều đó tạo cho HS cảm giác “làm chủ”
công việc và giúp họ hiểu bản chất nội dung của hồ sơ học tập mà họ tạo ra. Đối
với đánh giá toàn bộ hồ sơ thì việc xây dựng tiêu chí sẽ phức tạp hơn. GV phải
xây dựng các tiêu chí tổng quát so sánh các bài làm trước và sau nó để có thể
đánh giá tổng thể các sản phẩm trong đó.
Cần có
các trao đổi ý kiến giữa GV và HS về bài làm, sản phẩm của họ. GV hướng dẫn HS
suy ngẫm và tự đánh giá, từ đó xác định những yếu tố HS cần cải thiện ở bài làm
tiếp theo.
Câu
13: Theo thầy/cô sử dụng phương
pháp đánh giá sản phẩm có thể đánh giá được năng lực chung và phẩm chất của học
sinh không?
Cần có
các tiêu chí phù hợp và rõ ràng để đánh giá sản phẩm trong hồ sơ học tập của
HS. Các tiêu chí này cũng giống như các tiêu chí dùng trong bảng kiểm hay
rubric. Tuy nhiên, ở đây GV có thể cho phép HS cùng tham gia thảo luận các tiêu
chí dùng để đánh giá việc làm của họ. Điều đó tạo cho HS cảm giác “làm chủ”
công việc và giúp họ hiểu bản chất nội dung của hồ sơ học tập mà họ tạo ra. Đối
với đánh giá toàn bộ hồ sơ thì việc xây dựng tiêu chí sẽ phức tạp hơn. GV phải
xây dựng các tiêu chí tổng quát so sánh các bài làm trước và sau nó để có thể
đánh giá tổng thể các sản phẩm trong đó.
Cần có
các trao đổi ý kiến giữa GV và HS về bài làm, sản phẩm của họ. GV hướng dẫn HS
suy ngẫm và tự đánh giá, từ đó xác định những yếu tố HS cần cải thiện ở bài làm
tiếp theo.
Câu
14: Về mục tiêu đánh giá; căn cứ
đánh giá; phạm vi đánh giá; đối tượng đánh giá theo chương trình GDPT cũ với
chương trình GDPT 2018 có gì khác nhau?
Phương thức đánh giá bảo đảm
độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học, không gây áp lực
lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội.
Mục tiêu
đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị
về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để
hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát
triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục.
Căn cứ
đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi
đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên
đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá
trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Câu
15: Hãy tóm lược lại “Định hướng
đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học môn Vật lí theo Chương trình GDPT 2018”
theo cách hiểu của thầy, cô?
Mục tiêu
đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị
về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để
hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát
triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng
giáo dục.
Căn cứ
đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Phạm vi
đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học và chuyên
đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá
trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Kết quả
giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua
đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diện rộng
ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế. Cùng với kết quả các
môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn,
kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của
học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.
Câu
16: Theo thầy/cô với mỗi chủ đề/bài
học có cần phải xác định được cả 3 thành phần năng lực Vật lí hay không? Tại
sao?
Không cần xác định đủ 3
năng lực Vật Lý mà tùy vào chủ đề bài học.
Trong đánh giá phát triển
năng lực HS, GV phải ghi nhận sự tiến bộ của HS thông qua việc thu thập, mô tả,
phân tích, giải thích các hành vi đạt được của HS theo các mức độ từ thấp đến
cao và đối chiếu nó với các mức độ thuộc các thành tố của mỗi năng lực cần đo
(yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực trong Chương trình GDPT 2018).