I. VAI TRÒ, GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY RAU
1.
Giá trị dinh dưỡng
-
Rau là loại thực phẩm cung cấp cho con người nhiều loại muối khoáng, axit hữu
cơ, các chất thơm … đặc biệt là các vitmin như: A, B, C, E … các chất khoáng
như: Ca, P, Fe … Vậy nên rau không thể thiếu được trong đười sống con người
-
Một số còn là những dược liệu quý: Tỏi, gừng, nghệ …
2.
Giá trị kinh tế
-
Trồng rau đem lại giá trị kinh tế cao do rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có
thể trồng nhiều vụ trong năm
-
Rau có giá trị xuất khẩu, hiện đang có hơn 40 nước đang nhập rau của Việt
-
Rau còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến để xuất khẩu và phục vụ
nhu cầu trong nước những mùa không có rau.
II.
ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY RAU
1.
Phân loại cây rau
Phân
loại cây rau theo nhiều cách tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại. Phân chia theo
bộ phận sử dụng
-
Rau ăn củ, rễ: cà rốt, củ cải, củ đậu …
-
Rau ăn thân, thân củ: khoai tây, su hào …
-
Rau ăn lá: cải bắp, cải xanh, xà lách, rau đay, mồng tơi …
-
Rau ăn nụ hoa: Hoa lí, súp lơ …
-
Rau ăn quả: dưa chuột, dưa hấu, dưa gang, bầu, bí, ớt …
2.
Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng và phát triển của cây rau
a) Nhiệt độ
Căn
cứ vào yêu cầu nhiệt độ người ta phân loại các loại rau như sau:
-
Loại rau chịu rét: loại rau chịu rét trong một thời gian dài, nhiệt độ thích
hợp 15 – 200C.
-
Loại rau chịu rét trung bình: loại rau chịu rét trong thời gian ngắn. Nhiệt độ
thích hợp 15 – 200C, khi lên đến 300C tốc độ đồng hoá và
dị hoá bằng nhau, 400C sinh trưởng kém
-
Loại rau ưa ấm: cây rau không chịu được rét, nhiệt độ thấp kém phát triển,
nhiệt độ thích hợp 20 – 300C
-
Loại rau chịu nóng: cây chịu được nhiệt độ cao, đồng hoá ở nhiệt độ 300C
và cả nhiệt độ cao hơn 400C
Trong
mỗi thời kì sinh trưởng, phát triển cây rau cần nhu cầu nhiệt độ khác nhau
-
Thời kì nảy mầm: thích hợp ở nhiệt độ 25 – 300C
-
Thời kì cây non: Nhiệt độ thích hợp 18 – 200C
-
Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng: cây chịu rét 17 – 180C, rau ưa ấm 20
– 300C
-
Thời kì sinh trưởng sinh thực: nhiệt độ 200C
b) Ánh sáng
-
Rau ăn lá cần điều kiện râm mát, tránh ánh sáng trực tiếp
-
Rau ăn quả: thích ánh sáng mạnh
-
Rau cải bắp, cải củ, hành … ưa ánh sáng trung bình
-
Rau cải cúc, rau ngót, mùi tây … ưa ánh sáng yếu
c) Nước
Nước
ảnh hưởng đến năng suất của rau, thiếu nước rau còi cọc, thừa nước cây yếu,
mềm, úng dẫn đến chết
-
Thời kì nảy mầm: cần nhiều nước để hạt nảy mầm
-
Thời kì cây con: tưới nước cho đất có độ ẩm 70 – 80%
-
Thời kì sinh trưởng: Yêu cầu độ ẩm cao 80 – 85%
-
Thời kì sinh trưởng sinh thực: cần độ ẩm 65 – 70%
d) Chất dinh dưỡng
Đó
là các nguyên tố đa lượng và vi lương có vai trò khác nhau đối với cây rau ở
những thời điểm sinh trưởng
-
N (đạm): Đạm quyết định đến năng suất, chất lượng rau. Thiếu đạm rau còi cọc,
lá nhỏ, thời gian ra hoa, quả kéo dài. Thừa đạm lá phát triển mạnh, thân mềm
tích trữ nhiều NO3- độc cho người
-
P (Phốt pho): phát triển rễ, ra hoa, kết quả. Thiếu lân ra quả muộn, lá có màu
xanh tím, đồng dỉ, dễ chết cây
-
K (Kali): thúc đẩy quá trình quang hợp, tăng tính chống chịu với điều kiện thời
tiết bất lợi
-
Ca (caxi): giúp cứng cây cải tạo đất
-
Các nguyên tố vi lượng: cần thiết cho hoạt động sống của cây vì chúng tham gia
cấu tạo của enxzim tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây
III.
KĨ THUẬT TRỒNG RAU AN TOÀN (RAU SẠCH)
1.
Ý nghĩa của sản xuất rau an toàn
-
Rau là thức ăn không thể thiếu được của con người trong mỗi bữa ăn, việc sản
xuất rau sạch là một vấn đề cần thiết
-
Ngày nay do chạy theo lợi nhuận những nhà sản xuất rau sử dụng nhiều loại phân
hoá học, thuốc trừ sâu, chất kích thích gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con
người.
2.
Tiêu chuẩn rau an toàn
-
Rau xanh tươi, không héo úa, nhũn
-
Dư lượng kim loại nặng từng loại rau đảm bảo tiêu chuẩn cho phép
-
Không có hoặc có tối thiểu vi khuẩn gây bệnh cho người
-
Rau có giá trị dinh dưỡng
3.
Điều kiện cần thiết để sản xuất rau an toàn
a) Đất sạch
Loại
đất trông rau thích hợp như: đất cát pha, đất thịt nhẹ … có pH trung tính,
không chứa hoặc chứa hàm lượng kim loại nặng cho phép, không hoặc chứa tối
thiểu vi sinh vật gây bệnh
b) Nước sạch tưới
Nước
tưới rau phải là nước sạch, không phải là nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp, bệnh viện.
c) Phân bón phải qua chế biến
Phân
chuồng phải ủ hoai, phân hoá học phải bón lượng vừa phải. Nghiêm cấm sử dụng
nước phân tươi tưới cho rau
d) Phòng trừ sâu, bệnh hại trên rau theo quy trình phòng trừ dịch hại
tổng hợp
-
Biện pháp sinh học: sử dụng các loại thiên địch, chế phẩm sinh học phòng trừ
sâu, bệnh
-
Biện pháp canh tác: Làm đất đúng kĩ thuật, chọn cây trồng chống chịu sâu, bệnh,
bón phân cân đối, luân canh, xen canh, vệ sinh đồng ruộng trồng rau
-
Biện pháp thủ công: Tìm sâu, trứng, nhộng, vết bệnh trên rau