Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

A. LÝ THUYẾT

1. Enzim

  • Khái niệm: Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống.
  • Đặc điểm: làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi sau phản ứng.

a. Cấu trúc

- Thành phần: chỉ gồm Prôtêin hoặc Prôtêin kết hợp với một chất không phải prôtêin.
- Cấu trúc hóa học: có một vùng chuyên biệt gọi là trung tâm hoạt động, đây là một chỗ lõm hoặc khe hở nhỏ trên bề mặt enzim
- Cấu hình của trung tâm hoạt động phải tương thích với cấu hình không gian của cơ chất.

  • Tên enzim = tên cơ chất + aza
  • Ví dụ: enzim phân giải tinh bột: amilaza, enzim phân giải kitin: kitinaza…

b. Cơ chế tác động

- Gồm các bước:

  • Enzim kết hợp với cơ chất tạo thành phức hợp Enzim – cơ chất.
  • Enzim tương tác với cơ chất tạo sản phẩm.

- Sản phẩm tạo thành và enzim được giải phóng nguyên vẹn.

Hình 14.1 Vai tròi của Enzim làm chất xúc tác

Hình 14.1 Vai tròi của Enzim làm chất xúc tác

  • Ví dụ cơ chế hoạt động của enzim saccarozo

Hình 14.2 Ví dụ cơ chế hoạt động của enzim saccarozo

Hình 14.2 Ví dụ cơ chế hoạt động của enzim saccarozo

- Liên kết enzim – cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

- Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
- Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt tính của enzim:

  • Nhiệt độ: Trong giới hạn nhiệt hoạt tính của enzim tỷ lệ thuận với nhiệt độ.
  • Độ pH: Mỗi enzim chỉ hoạt động trong 1 giới hạn pH xác định.
  • Nồng độ enzim và cơ chất: Hoạt tính của enzim thường tỷ lệ thuận với nồng độ enzim và cơ chất.
  • Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số hoá chất có thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim.

2. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

- Enzim xúc tác làm tăng tốc độ các phản ứng, nếu tế bào không có enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì và tốc độ phản ứng xảy ra quá chậm.

Hình 14.3 Vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

Hình 14.3 Vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất

- Tế bào có thể điều chỉnh sự chuyển hóa bằng cách điều chỉnh tác động của enzim, theo hướng ức chế hoặc hoạt hóa.
- Khi một enzim bị thiếu, cơ chất sẽ tích lũy lại hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc hại gây nên các triệu chứng bệnh lí, gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa.

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1 trang 59 SGK Sinh học 10. Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của enzim.

Lời giải:


        Cấu trúc của enzim: Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (cơ chất là chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.


    Cơ chế hoạt động của enzim: Enzim thoạt đầu liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Việc liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một vài phản ứng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok