Sinh học 10 Bài 16: Hô hấp tế bào

Sinh học 10 Bài 16: Hô hấp tế bào

A. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm về hô hấp tế bào

a. Khái niệm hô hấp tế bào

- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.

  • Nơi diễn ra: ti thể.

Hình 16.1 Quá trình hô hấp tế bào

Hình 16.1 Quá trình hô hấp tế bào

b. Bản chất của hô hấp tế bào

  • Phương trình tổng quát:

C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q (ATP + nhiệt)

Hình 16.2 Phương trình hô hấp

Hình 16.2 Phương trình hô hấp

- Hô hấp là một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử, trải qua nhiều giai đoạn và năng lượng được sinh ra ở nhiều giai đoạn khác nhau.
- Gồm 3 giai đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.

2. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào

a. Đường phân

- Đường phân: Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic
- Nơi diễn ra: tế bào chất
- Nguyên liệu: glucozo, 2ATP, 2NADH
- Diễn biến:

  • Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia.
  • Năng lượng được tạo ra dần dần qua nhiều phản ứng.
  • Đầu tiên glucôzơ được hoạt hóa sử dụng 2ATP.

Glucôzơ (6C) → 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)

NADH: Nicôtinamit ađênin đinuclêôtit.

→ Như vậy, kết thúc quá trình đường phân thu được 2ATP và 2 NADH.

Hình 16.3 Quá trình đường phân

Hình 16.3 Quá trình đường phân

b. Chu trình Crep

- Nơi diễn ra: trong chất nền của ti thể.
- Nguyên liệu: 2C3H4O3 bị oxy hóa thành 2 axetyl-coenzymA.
- Diễn biến:

  • Khi có oxi, axit piruvic đi từ tế bào chất vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.

- Kết quả: tạo 6CO2, 2ATP, 2 FADH2 và 8 NADH.

Hình 16.4 Chu trình Crep

Hình 16.4 Chu trình Crep

c. Chuỗi chuyền electron hô hấp

- Diễn ra ở màng trong ti thể.
- Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước.

Hình 16.5 Chuỗi truyền Electron

Hình 16.5 Chuỗi truyền Electron

- Kết quả: Một phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

d. Tổng năng lượng hô hấp của tế bào

Hình 16.6 Tổng năng lượng hô hấp của tế bào

Hình 16.6 Tổng năng lượng hô hấp của tế bào

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1 trang 66 SGK Sinh học 10: Thế nào là hô hấp tế bào? Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào?

Lời giải:

        Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến COvà H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong phân tử ATP. Ở tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra trong ti thể.

Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.


Câu 2 trang 66 SGK Sinh học 10: Hô hấp tế bào có thể được chia thành mấy giai đoạn chính? Là những giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

Lời giải:

        Quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucôzơ được chia thành ba đoạn chính: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.
Đường phân diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể. Chuỗi chuyền electron hô hấp diễn ra ở màng trong của ti thể.



Câu 3 trang 66 SGK Sinh học 10: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?

Lời giải: 

        Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập luyện các tế bào cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.

        Chúng ta có thể thấy biểu hiện của việc tăng quá trình hô hấp tế bào thông qua việc tăng hô hấp ngoài do tăng cường hấp thụ ôxi và thải CO2 (ta có thể thấy những người tập luyện phải thở mạnh hơn). Trong trường hợp tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hâp ngoài không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men để tạo ra ATP. Khi đó có sự tích lũy axit lactic trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ ta không thể tiếp tục tập luyện được nữa, cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp thải axit lactic ra ngoài cơ thể mới luyện tập tiếp được.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok