A. Lý thuyết
1. Thí nghiệm lai hai tính trạng
a. Thí nghiệm ở đậu Hà lan
Thí nghiệm lai 2 cây đậu thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng màu sắc hạt và hình dạng hạt.
- Bố mẹ thuần chủng: hạt vàng – trơn x hạt xanh – nhăn
- Con lai thế hệ thứ nhất: 100% vàng – trơn
- Cho F1 tự thụ phấn
- Con lai thế hệ thứ 2: 315 hạt vàng, trơn; 108 hạt vàng, nhăn; 101 xanh trơn; 32 xanh nhăn.
- Tỉ lệ này xấp xỉ: 9 vàng- trơn: 3 vàng-nhăn: 3 xanh-trơn: 1 xanh-nhăn
Phép lai hai cặp tính trạng
b. Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Tỉ lệ phân li KH chung ở F2= 9: 9 : 3 : 1
- Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3 : 1
Mối quan hệ giữa các tỉ lệ KH chung và riêng là (3 : 1) x (3 :1) = 9 : 3 : 3 : 1
- Sơ đồ lai
+ Quy ước gen:
A : hạt vàng > a : hạt xanh
B : hạt trơn > b : hạt nhăn
+ Ta có: sơ đồ lai hai cặp tính trạng như sau:
Ptc: AABB × aabb
Gp: A, B a, b
F1: AaBb (100% hạt vàng, trơn)
F1 × F1: AaBb × AaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
F2:
+ Khung penet:
Sơ đồ kết hợp giao tử của phép lai hai cặp tính trạng
+ Tỉ lệ kiểu gen:
- 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb
+ Tỉ lệ kiểu hình:
- 9A_B_: Vàng- trơn
- 3A_bb: Vàng- nhăn
- 3aaB_: Xanh- trơn
- 1aabb: Xanh- nhăn
c. Nội dung định luật phân li độc lập
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử
2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
- Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập khi giảm phân:
- Các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử độc lập → sự phân li độc lập của các alen.
- Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như nhau → 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (1AB, 1Ab, 1aB, 1ab).
- Các nhau tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh → Xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau (biến dị tổ hợp).
- Điều kiện nghiệm đúng:
- Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
- Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
- Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
3. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
- Quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập nhau thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp à sinh vật đa dạng, phong phú
- Nếu biết được 2 gen nào đó phân li độc lập, thì dựa vào quy luật này ta sẽ đoán trước được kết quả phân li ở đời sau
- Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao
- Điều kiện cần thiết để có thể xảy ra phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai đó