A. Lý thuyết
I. Một số giun đốt thường gặp
- Giun đốt có nhiều loài như : Vắt, rươi, đỉa, giun đỏ, sá sùng…
- Sống ở các môi trường : Đất ẩm, nước, lá cây…
- Sống tự do, định cư hay chui rúc.
1. Giun đỏ
- Giun đỏ hay còn gọi là trùn chỉ, 1 số nơi gọi là giun quế.
- Thường sống thành búi ở cống rãnh. Đầu cắm xuống bùn nơi có nguồn nước ô nhiễm.
- Chúng thường được khai thác để nuôi cá cảnh.
Giun đỏ
2. Rươi
- Rươi sống ở môi trường nước lợ. Cơ thể phân đốt và chi bên phát triển.
- Đầu có mắt, khứu giác và xúc giác.
- Rươi là thức ăn của cá và người.
- Rươi biển thỉnh thoảng có thể bơi ngược dòng vào sông hay thậm chí bò lên trên mặt đất.
- Chúng được tìm thấy ở nhiều tầng nước, tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, ẩn núp dưới đá hay giấu mình trong cát, bùn.
Rươi
3. Đỉa
Đỉa sống kí sinh ngoài. Có giác bám và nhiều ruột tịt để hút và chứa máu từ vật chủ. Đỉa bơi kiểu lượn sóng.
Đỉa
4. Sá sùng
Sá sùng sống chui rúc ở những bãi cát ven biển nơi thuỷ triều lên, xuống.
Sá sùng
5. Vắt
Vắt thường sống trên cạn và thường có mặt ở nơi đất ẩm thấp, nhiều lá rụng như các lối dẫn trong các khu rừng.
Vắt
II. Đặc điểm chung của ngành giun đốt
- Đặc điểm chung của ngành giun đốt
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang
- Ống tiêu hóa phân hóa.
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể.
- Hô hấp qua da hay mang.
- Ý nghĩa của giun đốt trong đời sống
- Làm thức ăn cho người: rươi, sá sùng
- Làm thức ăn cho động vật khác: giun đất, giun đỏ
- Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ: giun đất
- Làm thức ăn cho cá: rươi, giun ít tơ nước ngọt, sá sùng, giun đỏ
- Có hại cho động vật và người: các loài đỉa, vắt.
→ Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
Vai trò chữa bệnh của đỉa
B.
TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Câu 1 trang 61 SGK Sinh học 7
Hãy kể thêm tên một số giun đốt khác mà em biết?
Hướng dẫn giải
- Giun ống, giun ít tơ ở ao hồ, đỉa, giun đỏ, bông thùa, giun mang trùm, rươi (ở vùng nước lợ), vắt (ở rừng)...
Câu 2 trang 61 SGK Sinh học 7
Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào những đặc điểm cơ bản nào?
Hướng dẫn giải
- Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, có thể xoang.
- Hệ tiêu hóa hình ống, phân hóa.
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ trên thành cơ thể.
- Hô hấp bằng da hay bằng mang.
Câu 3 trang 61 SGK Sinh học 7
Vai trò thực tiễn của giun đốt gặp ở địa phương em?
Hướng dẫn giải
- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên.
- Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Một số là đặc sản, thức ăn cho người: sá sùng, rươi...
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.