. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự đa dạng của các hệ sinh thái
- Có 3 hệ sinh thái chủ yếu:
+ Hệ sinh thái trên cạn: Rừng, Savan…
Hệ sinh thái rừng Savan
+ Hệ sinh thái nước mặn: Rừng ngập mặn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
+ Hệ sinh thái nước ngọt: ao, hồ…
Hệ sinh thái nước ngọt
1.2. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
a. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Xây dung kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên rừng để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.
+ Xây dựng khu bảo tồn để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.
+ Trồng rừng → phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.
+ Vận động định cư → bảo vệ rừng đầu nguồn
+ Phát triển dân số hợp lí → giảm lực về tài nguyên.
+ Tuyên truyền bảo vệ rừng → toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
b. Bảo vệ hệ sinh thái biển
- Bảo vệ bãi cát và không săn bắt tự do.
- Tích cực bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng.
Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Xử lí các nguồn chất thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển.
c. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái nông nghiẹp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
- Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Duy trì sinh thái nông nghiệp chủ yếu: Lúa nước, cây công nghiệp.
Duy trì sinh thái nông nghiệp lúa nước
+ Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao