Hoá học 11 Bài 16: Hợp chất của cacbon

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cacbon monoxit

a. Tính chất vật lý

- Là chất khí không màu, không mùi, không vị

- Hơi nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước

- Hóa lỏng ở -191,50C, hóa rắn ở -205,50C, rất bền với nhiệt

- CO là khí rất độc

b. Tính chất hóa học

CO là oxít không  tạo muối (oxít trung tính)

Ở to thường, không tác dụng với H2O, axít, kiềm.

Tính khử

CO cháy trong oxi hoặc không khí: 2CO + O2 → 2CO2

Tác dụng với nhiều oxít  kim loại (đứng sau Al)

3CO + Fe2O→ 3CO2 + 2Fe

c. Điều chế           

Trong Phòng thí nghiệm

HCOOH  → CO + H2O (đk: H2SO4 đặc)

Trong công nghiệp

Hình 1: Sơ đồ lò gas

Hình 1: Sơ đồ lò gas

C + H2O   CO + H2 (khí than ướt)

CO2 + C  →  2CO (khí than khô)

1.2. Cacbon đioxit

a. Tính chất vật lý

- Chất khí, không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí

- Tan không nhiều trong nước

- Ở trạng thái rắn, CO2 tạo thành một khối trắng gọi là "nước đá khô". Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, dùng để tạo môi trường lạnh, không có hơi ẩm.

b. Tính chất hóa học

CO2 là khí không duy trì sự sống và sự cháy.

COlà oxít axít

- Tan trong nước tạo H2CO3.

CO2(k) + H2O(l) → H2CO3 (dd).

- Tác dụng với dung dịch bazơ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (Nhận biết CO2)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

c. Điều chế

Trong Phòng thí nghiệm

CaCO3 +2HCl → CaCl2+CO2+ H2O.

Trong Công nghiệp

CaCO3 → CaO + CO2

1.3. Axit Cacbonic và muối Cacbonat 

a. Axít cacbonic

- H2CO3 là axít 2 nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O.

H2CO3  ⇔ H+ + HCO3 

HCO3⇔ H+ + CO32- 

- Tác dụng với dd kiềm → muối

+ Trung hoà: Na2CO3, CaCO3

+ Axít: NaHCO3, Ca(HCO3)2

b. Muối cacbonat

Tính chất

- Tính tan

+ Muối cacbonat của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hidrocacbonat đều tan trong nước

+ Muối cacbonat của kim loại khác không tan trong nước

- Tác dụng với axít (Nhận biết muối cacbonat)

NaHCO+ HCl → NaCl + CO+ H2O

HCO3- + H+ →CO2 + H2O

Na2CO3 + 2HCl → NaCl+CO2 + H2O

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

Video 1: Phản ứng giữa NaHCO3 và dung dịch HCl

- Tác dụng với dung dịch kiềm

Muối hidrocacbonat tác dụng với dd kiềm.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

- Phản ứng nhiệt phân

Muối cacbonat tan: Không bị nhiệt phân.

Muối cacbonat ko tan → oxít kim loại + CO2.

VD: Mg CO3(r) → MgO(r) + CO2(k)

Muối hidrocacbonat → CO32- + CO2 + H2O.

VD: 2 NaHCO3(r) → Na2CO3(r) + CO2 + H2O

Video 2: Thí nghiệm nhiệt phân muối Natri hidrocacbonat

c. Ứng dụng

CaCO3 là chất bột màu trắng, nhẹ, được dùng làm chất độn trong một số ngành công nghiệp.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok