1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích thí nghiệm
- Nghiên cứu các phản ứng về sự đông tụ protein, phản ứng màu biure
- Nghiên cứu một vài tính chất của Polime và vật liệu Polime
1.2. Kĩ năng thí nghiệm
- Không dùng tay cầm trực tiếp hóa chất.
- Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác ngoài chỉ dẫn.
- Không đổ lại hóa chất thừa lại lọ đựng ban đầu.
- Không dùng hóa chất nếu không biết hóa chất gì.
- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất.
- Khi mở lọ hóa chất và lấy hóa chất không để dây ra bàn, dùng xong đậy nắp lại ngay.
- Khi nhỏ hóa chất lỏng vào ống nghiệm ta nghiêng ống nghiệm 450 rồi nhỏ từ từ vào ống nghiệm.
1.3. Cơ sở lý thuyết
- Sự đông tụ của Protein khi đun nóng.
- Phản ứng màu Biure
- Tính chất của một vài vật liệu Polime khi đun nóng
- Phản ứng của một vài vật liệu Polime với kiềm
1.4. Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm
a. Dụng cụ
- Đèn cồn, ống nghiệm, Pipet
b. Hóa chất
- Lòng trắng trứng
- Dung dịch protein 10%, NaOH 30%, NaOH 10%, HNO3 20%, AgNO3 1%, dung dịch CuSO4 2%
- Mẫu PE, PVC, sợi len, sợi xenlulozo
1.5. Các bước tiến hành
a. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
+ Cho vào ống nghiệm 2-3ml dd protein 10% (lòng trắng trứng)
+ Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi trong khoảng 1 phút
b. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein 10%, 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt dd CuSO4 2%.
+ Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng
c. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
- Chuẩn bị 4 mẫu vật liệu
+ Mẫu màng mỏng PE
+ Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC
+ Mẫu sợi len
+ Mẫu vải sợi xenlulozo
- Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng
- Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi.
d. Thí nghiệm 4: Phản ứng của 1 vài vật liệu polime với kiềm
- Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:
+ Ống 1: một mẩu màng mỏng PE
+ Ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC
+ Ống 3: sợi len
+ Ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông
- Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dd NaOH 10%
- Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát
- Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’.
- Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dd AgNO3 1%.
- Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dd CuSO4 2%.
Quan sát rồi đun nóng đến sôi.
2. Báo cáo thí nghiệm
2.1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của Protein khi đun nóng
Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng
2.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu Biure
Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit –CO–NH– tạo ra sản phẩm màu tím.
2.3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu Polime khi đun nóng
Hiện tượng: Khi đốt cháy các vật liệu:
+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
+ Xenlulozơ: cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
Giải thích:
PVC cháy theo PTHH: (C2H3Cl)n + 5/2 nO2 → 2nCO2 + nH2O + nHCl.
Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.
PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O.
Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.
Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:
(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O.
Khí thoát ra là CO2 không có mùi.
2.4. Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật liệu Polime với kiềm
Hiện tượng:
+ Ống 1' : không có hiện tượng.
+ Ống 2' : xuất hiện kết tủa trắng.
+ Ống 3' : xuất hiện màu tím đặc trưng.
+ Ống 4' : không có hiện tượng.
Giải thích:
+ Ống 2' : Có phản ứng
(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl;
NaOHdư + HNO3 → NaNO3 + H2O;
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
+ Ống 3' : protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit, ... có pứ màu với Cu(OH)2