1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kim loại kiềm thổ
a. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA, gồm các nguyên tố: Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra
- Cấu tạo: cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 (n là thứ tự của chu kỳ) KL kiềm thổ có 2e lớp ngoài cùng
b. Tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ
- Có màu trắng bạc, có thể dát mỏng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ.
c. Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ
- KL kiềm thổ có năng lượng ion hoá tương đối nhỏ. Vì vậy KLK thổ có tính khử mạnh. Tính khử tăng dần từ Be → Ba .
Ta có: M → M2+ + 2e
- Trong hợp chất KLK thổ có số oxi hoá = +2
Tác dụng với phi kim
Tác dụng với dung dịch Axit
Tác dụng với axit HNO3, H2SO4 đặc
KLK thổ có thể khử N+5 trong HNO3 loãng xuống N-3 , S+6 trong H2SO4 đặc xuống S-2
Tác dụng với nước
Thí nghiệm Canxi tác dụng với nước: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 +H2
1.2. Một số hợp chất quan trọng của Canxi
a. Canxi hidroxit
- Ca(OH)2 là bazơ mạnh, dễ dàng hấp thụ khí CO2. Phương trình: Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
- Ứng dụng: Sản xuất amoniac (NH3), Clorua vôi (CaOCl2)...
b. Canxi cacbonat (CaCO3)
- Dễ bị nhiệt phân huỷ: CaCO3 → CaO + CO2
- CaCO3 tan dần trong nước có hoà tan CO2: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
- Ứng dụng: Dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, ...
c. Canxi sunfat
- Là chất rắn màu trắng, tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống.
- Khi đun nóng đến 1600C thạch cao sống biến thành thạch cao nung.
CaSO4.2H2O → CaSO4.H2O + H2O
- Ứng dụng: Dùng để nặn tượng, đúc khuôn, bó bột khi gãy xương, ...
1.3. Nước cứng
a. Khái niệm
Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+
- Nước cứng tạm thời: Là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
- Nước cứng vĩnh cửu: Là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, cloruacủa canxi và magie(CaCl2, CaSO4, MgCl2, MgSO4)
b. Tác hại của nước cứng
- Trong đời sống : dùng nước cứng để tắm giặt không sạch, làm quần áo chóng hỏng
- Trong sản xuất : Tạo cặn, lãng phí nhiên liệu tắc đường ống nước
c. Cách làm mềm nước cứng
- Phương pháp kết tủa:
+ Đun nóng
+ Dùng NaOH
+ Dùng Na2CO3 Hoặc Na3PO4
- Phương pháp trao đổi ion
d. Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch
Dùng dd muối chứa CO32- sẽ tạo kết tủa CaCO3 , MgCO3 . Sục khí CO2 dư vào dd nếu kết tủa tan chứng tỏ có mặt của Ca2+, Mg2+