Hóa học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hợp chất Sắt (II)

Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử.

Fe2+ → Fe3+ + 1e

a. Sắt (II) oxit

- Tính chất vật lý: FeO là chất rắn, màu đen.

- Tính chất hóa học: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Điều chế: Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2

b. Sắt (II) hidroxit

- Tính chất vật lý: Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + H2O → 4Fe(OH)3

- Điều chế: Điều chế trong điều kiện không có không khí

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

c. Muối Sắt (II)

- Tính chất vật lý: Tan trong nước, đa số kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Ví dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O

- Tính chất hóa học: FeCl2 + 2Cl→ 2FeCl3

- Điều chế: Cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SOloãng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

* Dung dịch muối sắt (II) điều chế được phải dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).

1.2. Hợp chất của Sắt (III)

Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

Fe3+ + 1e → Fe2+

Fe3+ + 2e → Fe

a. Sắt (III) oxit:

- Tính chất vật lý: Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + CO →  2FeO + CO2

+ Điều chế: Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

b. Sắt (III) hidroxit:

- Tính chất vật lý: là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước

- Tính chất hóa học: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

- Điều chế: Dung dịch kiềm + dung dịch muối sắt (III)

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)+ 3NaCl

c. Muối Sắt (III):

- Tính chất vật lý: Đa số các muối sắt (III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Ví dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O

- Tính chất hóa học: 

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok