1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đồng
a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1 hoặc: [Ar]3d104s1.
b. Tính chất vật lí
Quan sát một cây Bonsai làm bằng Đồng:
Cây bonsai bằng đồng
Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc)
c. Tính chất hóa học
Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.
Phản ứng với Phi kim
+ Khi đốt nóng 2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit)
+ Cu tác dụng Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.
Tác dụng với Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng:
1.2. Hợp chất của Đồng
a. Đồng (II) oxit:
+ Tính chất vật lí: Chất rắn, màu đen
+ Tính chất hóa học: CuO là oxit bazơ
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
b. Đồng (II) hidroxit:
+ Tính chất vật lí: Chất rắn, màu xanh
+ Tính chất hóa học: Cu(OH)2 có tính bazơ
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Dễ bị nhiệt phân:
Cu(OH)2→ CuO + H2O
c. Muối Đồng (II):
+ Tính chất vật lí: CuSO4 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh.
+ Tính chất hóa học:
CuSO4.5H2OCuSO4 + 5H2O
d. Ứng dụng
- Là kim loại quan trọng trong Công nghiệp và kĩ thuật
- 50% sản lượng Đồng làm dây dẫn điện và 30% làm hợp kim
- Dung dịch CuSO4 dùng chữa bệnh mốc sương cho cà chua, khoai tây
- Dùng để chế sơn vô cơ màu xanh
- CuSO4 (khan) dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng