1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Niken (Ni)
- Vị trí: Ô số 28, Nhóm: VIII B, Chu kì: 4
- Tính chất vật lí: Ni là kim loại có màu trắng bạc, rất cứng, khối lượng riêng lớn
- Tính chất hóa học: Ni là kim loại có tính khử yếu hơn sắt, tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất (không tác dụng với hiđro)
2Ni + O2 → 2NiO (đk: 500oC)
Ni + Cl2 → NiCl2
- Ứng dụng: Luyện kim, mạ sắt để chống gỉ, chất xúc tác...
1.2. Kẽm (Zn)
- Vị trí: Ô số 30, Nhóm II B, Chu kì 4
- Tính chất vật lí: Zn là kim loại có màu lam nhạt, khối lượng riêng lớn, giòn ở nhiệt độ thường, Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của Zn không độc. Riêng hơi của ZnO rất độc.
- Tính chất hóa học: Zn là kim loại hoạt động và có tính khử mạnh hơn sắt, tác dụng với nhiều đơn chất và hợp chất.
Zn + O2 → ZnhO
Zn + S → ZnS
- Ứng dụng: Mạ hoặc tráng lên sắt để chống gỉ, ZnO dùng làm thuốc giảm đau
1.3. Chì (Pb)
- Vị trí: Ô số 82, Nhóm IV A, Chu kì 6
- Tính chất vật lí: Pb là kim loại có màu trắng hơi xanh, khối lượng riêng lớn, mềm, Pb và các hợp chất của Pb đều rất độc.
- Tính chất hóa học: Pb tác dụng với oxi và lưu huỳnh:
Pb + O2 → 2PbO
Pb + S → 2PbS
- Ứng dụng: Bản cực ắc quy, đầu đạn, vỏ dây cáp, thiết bị bảo vệ khỏi các tia phóng xạ...
1.4. Thiếc (Sn)
- Vị trí: Ô số 50, nhóm IV A, chu kì 5
- Tính chất vật lí: Sn là kim loại có màu trắng bạc ở điều kiện thường, khối lượng riêng lớn, mềm. Sn có hai dạng thù hình là Sn trắng và Sn xám.
- Tính chất hóa học: Sn tác dụng với oxi và axit HCl loãng
Sn + O2 → SnO2
Sn + 2HCl → SnCl2 + H2
- Ứng dụng: Phủ lên bề mặt Sắt để chống gỉ, làm hợp kim, làm men trong công nghiệp Gốm sứ...