Câu 1. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố
ion?
A. Đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của
màng tế bào với ion
B. Không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc
của màng tế bào với ion
C. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính
thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
D. Không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính
thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
Câu 2. Trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế
dương do?
A. Na+ khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của
màng nên nằm sát màng
B. K+ khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía trong của
màng nên nằm sát màng
C. K+ khi ra ngoài màng tạo cho ở phía trong của màng mang
điện tích âm
D. K+ khi ra ngoài màng nên nồng độ của nó cao hơn ở phía
trong của màng
Câu 3. Cho các trường hợp sau:
(1) Cổng K+ và Na+ cùng đóng
(2) Cổng K+ mở và Na+ đóng
(3) Cổng K+ và Na+ cùng mở
(4) Cổng K+ đóng và Na+ mở
Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế
bào ở trạng thái nghỉ ngơi là
A. (1), (3) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2) và (4)
D. (1) và (2)
Câu 4. Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên
màng tế bào khi tế bào?
A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía
ngoài màng mang điện dương
B. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía
ngoài màng mang điện âm
C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía
ngoài màng mang điện dương
D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài
màng mang điện dương
Câu 5. Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong và
phía ngoài màng tế bào như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ
cao hơn so với bên ngoài tế bào
B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên
ngoài tế bào
C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ
thấp hơn so với bên ngoài tế bào
D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên
ngoài tế bào
Câu 6. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K hoạt động như thế
nào?
A. Vận chuyển K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy
trì nồng độ K+ sát phái ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
B. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy
trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng
C. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy
trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
D. Vận chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy
trì nồng độ Na+ sát phía ngoài màng tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng
Câu 7. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển?
A. Na+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
B. Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
C. K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào
D. K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào
Câu 8. Điện sinh học là
A. khả năng tích điện của tế bào.
B. khả năng truyền điện của tế bào.
C. khả năng phát điện của tế bào.
D. chứa các loại điện khác nhau
Câu 9. Khả năng tích điện của tế bào, cơ thể là
A. Điện thế hoạt động.
B. Lưỡng cực.
C. Điện sinh học.
D. Điện từ trường
Câu 10. Điện thế nghỉ hay điện tĩnh của nơron là
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế
bào nghỉ ngơi.
B. Sự phân cực của tế bào, ngoài màng mang điện tích âm,
trong màng mang điện tích dương
C. Điện thế lúc tê bào ở trạng thái nghỉ, trong và ngoài
màng tế bào đều mang điện tích âm.
D. Điện màng tế bào đang ở trạng thái phân cực, mang điện
tích trái dấu
Câu 11. Sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng lúc
tế bào không bị kích thích không phải là
A. điện nghỉ.
B. điện màng,
C. điện tĩnh.
D. điện động
Câu 12. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì
A. Mặt trong của màng nơron tích điện âm, mặt ngoài tích điện
dương
B. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện âm
C. Mặt trong và mặt ngoài của màng nơron đều tích điện dương
D. Mặt trong của màng nơron tích điện dương, mặt ngoài tích
điện âm
Câu 13. Ở trạng thái nghỉ tế bào sống có đặc điểm
A. cổng K+ mở, trong màng tích điện dương ngoài màng tích điện
âm.
B. cổng K+ mở, trong màng tích điện âm ngoài màng tích điện
dương.
C. cổng Na+ mở, trong màng tích điện dương ngoài ngoài tích
điện âm.
D. cổng Na+ mở, trong màng tích điện âm ngoài màng tích điện
dương
Câu 14. Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K hoạt động như
thế nào?
A. Vận chuyển K+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy
trì nồng độ K+ sát phái ngoài màng tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
B. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy
trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng
C. Vận chuyển K+ từ ngoài tế bào vào trong tế bào giúp duy
trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng
D. Vận chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài tế bào giúp duy
trì nồng độ Na+ sát phía ngoài màng tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng
Câu 15. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố
ion
A. Đồng đều giữa hai bên màng
B. Không đều và không thay đổi giữa hai bên màng
C. Không đều, sự di chuyển thụ động của các ion qua màng
D. Không đều, sự si chuyển thụ động và hoạt động chủ động của
bơm Na-K
Câu 16. Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do các yếu tố
nào?
A. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm
có chọn lọc của màng tế bào với ion.
B. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm
không chọn lọc của màng tế bào với ion.
C. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng
đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
D. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion sự di chuyển
của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion
Câu 17. Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong
và phía ngoài màng tế bào như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ
cao hơn so với bên ngoài tế bào
B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên
ngoài tế bào
C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ
thấp hơn so với bên ngoài tế bào
D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên
ngoài tế bào
Câu 18. Khẳng định nào sau đây là đúng về cơ chế hình thành
điện thế nghỉ?
A. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào
nhỏ hơn phía ngoài màng tế bào.
B. Khi tế bào nghỉ ngơi, K+ ở phía ngoài màng đi vào phía
trong màng tế bào.
C. K+ đi ra và nằm sát phía mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt
ngoài màng tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
D. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào
lớn hơn phía ngoài màng tế bào
Câu 19. Khẳng định nào sau đây là đúng về cơ chế hình thành
điện thế nghỉ?
A. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào
nhỏ hơn phía ngoài màng tế bào.
B. Khi tế bào nghỉ ngơi, K+ ở phía ngoài màng đi vào phía
trong màng tế bào.
C. K+ đi ra và nằm sát phía mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt
ngoài màng tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
D. Khi tế bào nghỉ ngơi, nồng độ K+ ở phía trong màng tế bào
lớn hơn phía ngoài màng tế bào
Câu 20. Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của
mực ống là
A. -50mV
B. -60mV.
C. -70mV.
D. -80mV
Câu 21. Trị số điện màng ở nơron tiểu não chó là -90m V, điều
đó có nghĩa
A. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và
bên ngoài màng tích điện dương là 90mV.
B. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện âm và
bên ngoài màng tích điện dương là - 90mV.
C. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương
và bên ngoài màng tích điện âm là 90mV.
D. chênh lệch điện thế giữa bên trong màng tích điện dương
và bên ngoài màng tích điện âm là - 90mV
Câu 22. Cho các trường hợp sau:
(1) Cổng K+ và Na+ cùng đóng
(2) Cổng K+ mở và Na+ đóng
(3) Cổng K+ và Na+ cùng mở
(4) Cổng K+ đóng và Na+ mở Trong những trường hợp trên, trường
hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:
A. (1), (3) và (4)
B. (1), (2) và (3)
C. (2) và (4)
D. (1) và (2)
Câu 23. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi
A. Cổng K+ mở, Na+ đóng.
B. Cổng K+ và Na+ cùng mở.
C. Cổng K+ đóng, Na+ mở.
D. Cổng K+ Và Na+ cùng đóng
ĐÁP ÁN
Câu Đáp án Câu Đáp
án
Câu 1 C Câu 13 B
Câu 2 B Câu 14 C
Câu 3 A Câu 15 D
Câu 4 C Câu 16 C
Câu 5 C Câu 17 C
Câu 6 C Câu 18 D
Câu 7 D Câu 19 D
Câu 8 A Câu 20 C
Câu 9 C Câu 21 B
Câu 10 A Câu 22 A
Câu 11 D Câu 23 A
Câu 12 A