Câu 1. Một ngành có chức năng chẩn đoán, cung cấp thông tin
và cho lời khuyên có liên quan đến các bệnh, tật di truyền ở người được gọi là
A. Di truyền
B. Di truyền y học tư vấn
C. Giải phẫu học
D. Di truyền và sinh lí học
Câu 2. Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ
A. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh
di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó ngăn cấm việc kết
hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau
B. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh
di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong
việc kết hôn, sinh đẻ và cách trị bệnh nếu có xuất hiện ở đời sau
C. chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh
di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong
việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau
D. chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời
con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó khuyến khích việc kết hôn, sinh đẻ
giữa các gia đình này
Câu 3. Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?
A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không
B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh
C. Chuẩn đoán trước sinh
D. Kết quả của phép lai phân tích
Câu 4. Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc
chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?
A. Không nên kết hôn với nhau
B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc
(xác suất tới 25%)
C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những
gia đình có con câm điếc
D. Cả A, B và C
Câu 5. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu
lòng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận
A. Cả bố và mẹ đều mang gen bệnh
B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng
thích hợp
C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di
truyền tế bào của thai nhi
D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng
Câu 6. Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết
hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi
A. 5 đời
B. 4 đời
C. 3 đời
D. 2 đời
Câu 7. Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng
4 đời không được lấy nhau?
A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng
lên rõ rệt
B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình
C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình
D. Cả A và C
Câu 8. Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ
huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì
A. Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài
B. Tạo nên tính đa dạng về kiểu hình
C. Tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện
chăm sóc chúng
D. Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền
Câu 9. Điều nào dưới đây là nội dung được qui định trong luật
hôn nhân và gia đình ở nước ta?
A. Mỗi gia đình chỉ được có một con
B. Nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng
C. Mỗi gia đình có có thể sinh con thứ 3 nếu điều kiện kinh
tế cho phép
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 10. Lý do quan trọng cho việc không nên sinh con ở độ tuổi
ngoài 35?
A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh
tật di truyền (như bệnh Đao)
B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con
phát triển tốt
C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực
và sức chịu đựng
D. Cả A và B
Câu 11. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?
A. Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích luỹ
trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục...sẽ gây ung thư máu , các khối u và đột
biến
B. Các hoá chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu... làm tăng đột
biến NST ở những người mắc phải
C. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây các bệnh di
truyền
D. Cả A và B
ĐÁP ÁN
Câu 1 B Câu 7 D
Câu 2 C Câu 8 D
Câu 3 D Câu 9 B
Câu 4 D Câu 10 A
Câu 5 A Câu 11 D
Câu 6 C