Địa Lí 12- Bài 18 Đô thị hóa

Địa Lí 12- Bài 18 Đô thị hóa

1. Đặc điểm:

a. Diễn ra chậm, trình độ thấp:

  • Thế kỷ thứ III(trước cn): thành Cổ loa là đô thị đầu tiên
  • Thời phong kiến: chức năng:hành chính, thương mại, quân sự ( Thăng long,Phú xuân, Hội an,Đà nẳng, Phố hiến)
  • Thời Pháp thuộc: chậm phát triển (Hà nội, Hải phòng, Nam định)
  • Sau CM tháng 8: diễn ra chậm
  • 1954-1975: diễn ra 2 xu hướng
    • Miền Nam: chính quyền Sài Gòn -> phục vụ chiến tranh
    • Miền Bắc: gắn với công nghiệp hóa
  • 1965-1972: bị gián đoạn do Mỹ phá hoại
  • 1975- nay: chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng còn thấp so với thế giới

b. Tỷ lệ dân thành thị tăng:

  • Năm 1990, tỉ lệ dân thành thị nước ta là 19,5%
  • Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng lên là 26,9%
  • Tỉ lệ này còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực.

c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng:

  • Số lượng đô thị: Trung du, miền núi Bắc bộ: nhiều nhất đô thị vừa và nhỏ. Tiếp đến là đồng bằng sông Cửu long, đồng bằng sông Hồng.
  • Quy mô đô thị: Đông nam bộ có quy mô đô thị lớn nhất sau đó đến đồng bằng sông Hồng.
  • Số đô thị lớn: quá ít so với mạng lưới đô thị

2. Mạng lưới đô thị:

  • 6 loại: đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.
  • 5 đô thị trực thuộc T.Ư: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng, tp.Hồ Chí Minh , Cần thơ.

3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển KT-XH:

  • Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
  • Phát triển KT- XH vùng và địa phương trong cả nước(đóng góp GDP cao)
  • Thành phố, thị xã: là thị trường tiêu thụ, sử dụng lao động có kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
  • Thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
  • Hạn chế: gây ô nhiễm môi trường,, an ninh trật tự, xã hội… không đảm bảo, phân hóa giàu nghèo

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok