Địa Lí 12- Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Địa Lí 12- Bài 33 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

  • Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích đất cả nước.
  • Dân số: 18,2 triệu người, chiếm 21,6% dân số cả nước.
  • Gồm có 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

1. Các thế mạnh chủ yếu của vùng

  • Vị trí địa lí: Trong vùng kinh tế trọng điểm,giáp vịnh Bắc Bộ,Trung du -miền núi  Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ => Thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh tế.
  • Điều kiện Tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên :
    • Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng trong đó 70% là phù sa màu mỡ, có giá trị lớn vềsản xuất nông nghiệp.
    • Nước: Phong phú :Nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.
    • Biển: bờ biển dài,vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ,hải sản, giao thông, du lịch)
    • Khoáng sản không nhiều, có giá trịlà đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
  • Điều kiện kinh tế-xã hội:
    • Dân cư - lao động: dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
    • Cơ sở hạ tầng: Phát triển mạnh (điện, nước)
    • Cơ sở vật chất - kĩ thuật: Tương đối tốt (nhà máy, xí nghiệp…)
    • Khác: Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lịch sử khai thác lâu đời…

2. Các hạn chế chủ yếu của vùng

  • Số dân, mật độ dân số cao nhất cả nước: Vấn đề việc làm còn nan giải.
  • Thường có thiên tai ( bão,lụt, hạn hán...).
  • Một số tài nguyên bị xuống cấp, suy thoái ( đất, nước..). Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp
  • Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính

a. Thực trạng:

  • Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép việc làm, Đổi mới CNH, HĐH Đất nước
  • Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm.
  • Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

b. Các định hướng chính

  • Định hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
  • Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:
  • Trong khu vực I:
    • Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
    • Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
  • Trong khu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Trong khu vực III: Tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok