1. Khái quát chung
- Diện tích: 23,6 nghìn km2
- Dân số: 12 triệu người (2006)
- Gồm có các tỉnh, thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và TP.HCM
- Là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh nhất:
- Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu.
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp –nông nghiệp –dịch vụ phát triển
- Có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
2. Các thế mạnh và hạn chế của vùng
(Đọc thêm SGK)
3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a. Trong công nghiệp
Lĩnh vực | Thế mạnh | Hướng khai thác |
Trong công nghiệp | - Vùng chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước (55,6%) - Đa dạng các loại hình công nghiệp. | - Cải thiện nguồn năng lượng: + Thủy điện, nhiệt điện + Hệ thống tải điện, trạm biến áp - Chú trọng ngành công nghiệp có hàm lương khoa học kĩ thuật cao - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
|
Trong khu vực dịch vụ | - Dẫn đầu cả nước về các loại hình dịch vụ - Tỷ trọng ngành dịch vụ ngày càng cao | - Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng - Giải quyết tốt hạ tầng giao thông đường bộ - Phát triển các ngành: Thương mại, ngân hàng, chứng khoán, tín dụng… |
Trong nông, lâm nghiệp | - Vùng cây công nghiệp hàng đầu cả nước. - Cây ăn quả lớn thứ hai cả nước. - Các loại hình nông nghiệp đa dạng, phong phú | - Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. - Thay đổi cơ cấu cây trồng thích hợp - Bảo vệ vốn rừng |
Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển | - Vùng có thế mạnh đặc biệt về phát triển tổng hợp kinh tế biển - Được xem là hòn ngọc viễn đông. | - Khai thác nuôi trồng thủy hải sản - Khai thác chế biến dầu khí hiệu quả - Khai thác cảng biển, các tuyến hàng hải tương xứng - Khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả - Chú trọng giải quyết ô nhiễm môi trường. |