Lược đồ địa hình Việt Nam
I. Đặc điểm chung của địa hình
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước..
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
- Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Cấu trúc gồm 2 địa hình chính:
+ Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã
+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam
- Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa hình bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
- Trên bề mặt địa hình, dưới rừng có lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở được hình thành trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn…
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Thông qua các hoạt động kinh tế: làm đường giao thông, khai thác mỏ…
- Con người tạo ra nhiều địa hình nhân tạo như: đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ, các công trình kiến trúc…
1.2. Các khu vực địa hình
- Khu vực đồi núi
Vùng núi Đông Bắc:
- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.
- Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam
Vùng núi Tây Bắc:
- Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
Vùng núi Bắc Trường Sơn:
- Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam .
- Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
- Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)
Vùng núi Trường Sơn Nam:
- Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
- Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.