Trắc Nghiệm Sinh Học 12- Bài 2 Phiên Mã- Dịch Mã

Trắc Nghiệm Sinh Học 12- Bài 2 Phiên Mã- Dịch Mã

Câu 1: Phiên mã là quá trình

A.    tổng hợp ARN từ ARN.                               

B. tổng hợp prôtêin từ mARN.

C. tổng hợp ARN từ ADN.                                

D. tổng hợp ADN từ mARN.

Câu 2. Quá trình phiên mã có ở

A. vi rút, vi khuẩn.                                                          

B. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn

C. vi rút, vi khuẩn, sinh vật nhân thực                            

D. sinh vật nhân chuẩn, vi rút.

Câu 3. Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là

A. ARN thông tin.           

B. ARN vận chuyển.                     

C. ARN ribôxôm.              

D. ARN.

Câu 4. Trong phiên mã, mạch ADN được dùng để làm khuôn là mạch

A. 3 – 5 .                                                

B. 5 - 3 .

C. mẹ được tổng hợp liên tục.                

D. mẹ được tổng hợp gián đoạn.

Câu 5. Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. bắt đầu bằng  Met (met- tARN)                    

B. bắt đầu bằng foocmin- Met.

C. kết thúc bằng Met.                                         

D. bắt đầu từ một phức hợp aa- tARN.

Câu 6. Trong quá trình dịch mã thành phần không tham gia trực tiếp là

A. ribôxôm.                     

B. tARN.                        

C. ADN.                         

D. mARN.

Câu 7. ARN là hệ gen của :

A. vi khuẩn                     

B. virut                

C. một số loại virut         

D. tất cả tế bào nhân sơ

Câu 8. loại ARN nào mang bộ ba đối mã:

Am ARN                     

B. r ARN            

C. t ARN            

D. Cả 3 loại

Câu 9: Quá trình phiên mã ở vi khuẩn E.coli xảy ra trong

     A. ribôxôm.                      

     B. tế bào chất.                  

     C. nhân tế bào.                 

     D. ti thể.

Câu 10: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

     A. mạch mã hoá.               

     B. mARN.                        

     C. mạch mã gốc.               

     D. tARN.

Câu 11: Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là

     A. anticodon.                    

     B. axit amin.                     

     C. codon.                          

     D. triplet.

Câu 12: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

     A. Vùng khởi động.         

     B. Vùng mã hoá.              

     C. Vùng kết thúc.             

     D. Vùng vận hành.

Câu 13: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm gọi là poliribôxôm giúp

     A. tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.                            

     B. điều hoà sự tổng hợp prôtêin.

     C. tổng hợp các prôtêin cùng loại.                              

     D. tổng hợp được nhiều loại prôtêin.

Câu 14: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?

     A. 3’ → 3’.                       

     B. 3’ → 5’.                       

     C. 5’ → 3’.                       

     D. 5’ → 5’.

Câu 15: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là

     A. ADN-polimeraza.        

     B. restrictaza.                    

     C. ADN-ligaza.                

     D. ARN-polimeraza.

Câu 16: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

     A. mARN                         

     B. ADN                            

     C. prôtêin                          

     D. mARN và prôtêin

Câu 17: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của

     A. mạch mã hoá.               

     B. mARN.                        

     C. tARN.                          

     D. mạch mã gốc.

Câu 18: Giai đoạn hoạt hoá axit amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:

     A. nhân con                      

     B. tế bào chất                   

     C. nhân                             

     D. màng nhân

Câu 19: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế

     A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã.                           

     B. tổng hợp ADN,  dịch mã.

     C. tự sao, tổng hợp ARN.                                          

     D. tổng hợp ADN, ARN.

Câu 20: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là

     A. axit amin hoạt hoá.      

     B. axit amin tự do.           

     C. chuỗi polipeptit.           

     D. phức hợp aa-tARN.

Câu 21: ARN vận chuyển mang acid amin mở đầu tiến vào ribosome có bộ ba đối mã là:

A.   AUA                

B. XUA                 

C. UAX                 

D. AUX                  

Câu 22: Phân tử tARN mang acid amin formin methionine ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối (anticodon)

A.   3’UAX5’                      

B.5’AUG3’           

C.3’AUG5’      

D.5’UAX3’

Câu 23: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.                    

B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.                    

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.

Câu 24: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế

A.   giảm phân thụ tinh.      

B. nhân đôi ADN.                           

C. phiên mã                                     

D. dịch mã.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng nhất:

A. ADN được chuyển đổi thành các axit amin của protein

B. ADN chứa thông tin mã hóa cho việc gắn nối các axit amin để tạo nên protein

C. ADN biến đổi thành protein              

D. ADN xác định axit amin của protein

Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

     A. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

     B. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

     C. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

     D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 27: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

     A. nhân đôi ADN và phiên mã.                                  

     B. nhân đôi ADN và dịch mã.

     C. phiên mã và dịch mã.                                             

     D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.

Câu 28: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

     A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

     B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

     C. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.

     D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.

Câu 29: Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa

     A. hai axit amin kế nhau.                                            

     B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai.

     C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.              

     D. hai axit amin cùng loại hay khác loại.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã?

A.Phiên diễn ra trong nhân tế bào

B. Quá trình phiên bắt đầu từ chiều 3 của mạch gốc ADN

C. Các vùng trên gene vừa phiên xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay

D. Các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X

Câu 31: Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân  đôi và phiên là:

    A. đều sự xúc tác của ADN polymerase.

A.    thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.

B.    việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.

C.    trong một chu kỳ tế bào có thể thực  hiện được nhiều lần.

Câu 32: Khi nói về số lần nhân đôi số lần phiên của các gene ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây đúng ?

A.   Các gene trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau số lần phiên thường khác nhau

B.   Các gene nằm trên cùng một NST có số lần nhân đôi khác nhau số lần phiên thường khác nhau

C.   Các gene trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau số lần phiên thường khác nhau

D.    Các gene nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên bằng nhau

Câu 33: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?

A.    Khi dịch mã, ribosome chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.

B.     Khi dịch mã, ribosome chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.

C.   Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribosome tham gia dịch trên một phân tử mARN.

D.   Acid amin mở đầu trong quá trình dịch mã  là methiônin.

Câu 34: Anticodon của phức hợp Met-tARN là gì?

A. AUX                   

B. TAX                    

C. AUG                    

D. UAX

Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

A. ADN được chuyển đổi thành các acidamin của protein

B.  ADN chứa thông tin hoá cho việc gắn  nối các acid amin để tạo nên protein

C. ADN biến đổi thành protein

D. ADN xác định acidamin của protein

Câu 36: Đặc điểm nào là không đúng đối với ribosome?

A.   Mỗi ribosome gồm 2 tiểu phần luôn liên kết với nhau

B.   Trên ribosome có hai vị trí : P A ; mỗi vị trí tương ứng với một bộ ba

C.     Trong quá trình dịch mã, ribosome trượt từng bước một tương ứng với từng bộ ba trên mARN

D.   Các ribosome được sử dụng qua vài thế hệ tế bào có thể tham gia tổng hợp mọi loại protein

Câu 37: Các chuổi polypeptide được tạo ra do các ribosome cùng trượt trên một khuôn mARN giống nhau về:

A.  cấu trúc                                                                        

B.thành phần các acid amin         

C.cấu trúc, số lượng các acid amin                                  

D.số lượng và thành phần các acid amin

Câu 38: Trong quá trình phiên mã, enzyme ARN polymerase có vai trò gì?

2.  Xúc tác tách 2 mạch gen

3.  Xúc tác bổ sung các nu vào liên kết với mạch khuôn

4.  Nối các đoạn okaseki lại với nhau

5.  Xúc tác quá trình hoàn thiện mARN Phương án trả lời đúng :

A. 1 ; 2 ; 3                       

B. 1 ; 2 ; 4                        

C. 1 ; 2 ; 3 ; 4                               

D. 1 ; 2

Câu 39: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1)     Bộ ba đối của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN.

(2)     Tiểu đơn vị lớn của ribosome kết hợp với  tiểu đơn vị tạo thành ribosome hòan chỉnh.

(3)     Tiểu đơn vị của ribosome gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4)     Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1 – tARN  (aa1: acid amine gắn liền sau acid amine mở  đầu).

(5)        Ribosome dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5’   3’.

(6)        Hình thành liên kết peptide giữa acid amine mở đầu và aa1.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polypeptid là:

A. (1), (3), (2), (4), (6), (5).           

B.  (3), (1), (2), (4), (6), (5).

C. (2), (1), (3), (4), (6), (5).            

D. (5), (2), (1), (4), (6), (3).

Câu 40:  Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hóa acid amine, ATP có vai trò cung cấp năng lượng

A. để cắt bỏ acid amine mở đầu ra khỏi chuỗi polypeptide.

B. để gắn bộ ba đối của tARN với bộ ba trên mARN.

C. để acid amine được hoạt hóa gắn với tARN.

D.   để các ribosome dịch chuyển trên mARN.

Câu 41: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.

(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.

(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5' UUG 3' trên phân tử mARN.

A. (2), (3).               

B. (1), (4).                

C. (2), (4).               

D. (1), (3).

Câu 42: Trong quá trình dịch mã,

    A. trong cùng thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số ribôxôm hoạt động được gọi là pôlixôm.

 B. nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon thể hiện trên toàn bộ các nuclêôtit của mARN.

 C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.

 D. ribôxôm dịch chuyển trên mARN theo chiều 3' ® 5'.

Câu 43: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực,

    A. chỉ diễn ra trên mạch mã gốc của gen.

 B. cần có sự tham gia của enzim ligaza.

 C. chỉ xảy ra trong nhân mà không xảy ra trong tế bào chất.

 D. cần môi trường nội bào cung cấp các nuclêôtit A, T, G, X.

Câu 44: Prôtêin không thực hiện chức năng

A. điều hoà các quá trình sinh lý.                        

B. xúc tác các phản ng sinh hoá.

C. bảo vệ tế bào cơ thể.                                  

D. tích lũy thông tin di truyền.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho mt hoặc một số axit amin.

B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 các bazơ nitric A, T, G, X.

    C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin.

D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.

Câu 46: Khi nói về chế di truyền sinh vật nhân thực, trong điều kin không đột biến xảy ra, phát biu nào sau đây là không đúng?

A. Sự nhân đôi ADN xy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.

B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử mARN.

C. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.

D. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch gốc ở vùng mã hoá của gen.

Câu 47: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hp Met tARN (UAX) gắn b sung vi côđon m đầu (AUG) trên mARN.

(2) Tiểu đơn vị ln của ribôxôm kết hp vi tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1  – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).

(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5 → 3.

(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin m đu và aa1.

Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn m đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:

A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).              

B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).

C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).              

D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).

Câu 48: Cho các sự kin diễn ra trong quá trình phiên mã:

(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hp mARN tại vị trí đc hiệu (khởi đầu phiên mã).

(2) ARN limeraza m o vùng điu hoà làm gen tháo xoắn đ l ra mch gốc có chiu 3' 5'. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.

(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cui gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kin trên diễn ra theo trình tự đúng là

A. (1) → (4) → (3) → (2).                                   

B. (1) → (2) → (3) → (4).

C. (2) → (1) → (3) → (4).                                   

D. (2) → (3) → (1) → (4).

Câu 49: Cho các thông tin sau đây:

(1) mARN sau phiên mã đưc trc tiếp dùng m khuôn đ tng hợp prôtêin.

(2) Khi ribôxôm tiếp c vi mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tt.

(3) Nh mt enzim đặc hiệu, axit amin m đu được ct khi chuỗi pôlipeptit va tng hợp.

(4) mARN sau phiên mã phải được ct b intron, nối c êxôn li vi nhau thành mARN trưởng thành. c thông tin v s phiên mã và dch mã đúng vi c tế o nhân thc và tế o nhân sơ

A. (2) và (3).                 

B. (3) và (4).                 

C. (1) và (4).                 

D. (2) và (4).

Câu 50: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép.                                (2) Phân tử tARN.

(3) Phân tử prôtêin.                                              (4) Quá trình dịch mã.

 A. (3) và (4).                  

B. (1) và (2).                  

C. (2) và (4).                  

D. (1) và (3).

Câu 51: Một phân tử mARN trưởng thành ở sinh vật nhân sơ có 1199 liên kết hoá trị giữa các ribonu và tỉ lệ các loại ribonu A : U : G : X = 1 : 3 : 5 : 7. Tìm số lượng từng loại nu trên mạch khuôn.

A. Tk = 75;  Ak = 225; Xk = 375; Gk = 525.     

B. T= 125;  A= 175; G= 375; X= 525

C. Tk = 150;  Ak = 450 ; Xk = 750 ; Gk = 1050             

D. Chưa xác định được

Câu 52: Một gene thực hiện 2 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp ribonu các loại A=400;  U=360; G=240;  X=480.  Số  lượng từngloại nucleotide của gene :

A. A= 760; G= 720.                   

B. A= 360; T=  400; X= 240; G= 480.

C. A= 380; G= 360.                    

D. T= 200; A= 180; X= 120; G= 240.

Câu 53: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ  các loại nucleotide A, G, U X lần lượt 20%, 15%, 40% 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo thuyết, số lượng nucleotide mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng  hợp một đoạn ADN trên là:

A. G = X = 320, A = T = 280.                 

B. G = X = 280, A = T = 320.

C. G = X = 240, A = T = 360.                 

D. G = X = 360, A = T = 240.

Câu 54: Một gene tổng hợp 1 phân tử protein có 198aa. Phân tử protein đột biến kém 1 aa. Gene đột biến phiên mã môi trường cung cấp 1791 nu. Số lần phiên mã là

A. 2 lần                      

B. 3 lần                       

C. 4 lần                       

D. 5 lần

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok