1. Khái niệm về công nghệ sinh học trong trồng trọt
- Công nghệ sinh học gồm các phương pháp thao tác trên các cơ thể sống hoặc thành phần của chúng đê tạo ra các sán phẩm hừu ích, phục vụ đời sống con người.- Một
số lĩnh vực Của công nghệ sinh học: công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme và protein, công nghệ vi sinh
vật, công nghệ lên men,...
-> Một số sàn phẩm của CNSH: bia,
sữa chua, dầu sinh học, vacxin, cây trồng chuyển gen. Những sản phẩm này giúp phát triển các lĩnh
vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe, đời sống con người.
- Công nghệ sinh học trong trồng trọt là ứng dụng các lĩnh vực công nghệ sinh học đê tạo ra giống cây trồng, phân bón và chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm trồng trọt, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường.
2. Vai trò của công nghệ sinh học trong trồng trọt
- Tạo ra các dòng thuần, giống thuần chủng phục vụ cho việc tạo giống mới vả tạo giống ưu thế lai trên lúa, ngô,...; tạo ra các giống cây trồng đột biến, giống cây trồng chuyển gen kháng sâu bệnh, kháng chất diệt cỏ, nâng cao chất lượng nông sản.
-
Nhân nhanh các cây trồng có giá trị kinh tế cao (hoa
lan, chuối, dâu tây,...); tạo ra giống cây trồng
sạch bệnh; tạo ra các giống cây trồng không hạt (dưa hấu, nho,...); tạo ra các dòng bất dục đực trong sàn xuât giống ưu thê lai.
- Sản xuất được các bộ KÍT,chế phẩm sinh học như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xứ lí phụ phẩm trồng trọt cải tạo đất đảm bảo sản xuất nông sản an toàn và thân thiện môi trường.
- Tạo các sân phẩm chế biến có chất lượng cao.
- Góp phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.
3. Triển vọng của công nghệ sinh học trong trồng trọt
- Phát triển và ứng dụng công nghệ gen mới trong chọn tạo giống để tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao hơn vả chất lượng vượt trội, thích ứng tốt hơn với điều kiện canh tác của từng địa phương và biển đổi khí hậu. Nhờ đó, năng suất và chất lượng cây trồng được tăng lên, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Ứng dụng rộng rãi hơn công nghệ tế bào trong nhân giống cây trồng sạch bệnh. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu về giống sạch bệnh với số lượng lớn cho các vùng sản xuất
chuyên canh lớn, các khu nông nghiệp công nghệ cao, các vùng sản xuất sản phẩm trồng
trọt an toàn.
- Phát triển và ứng dụng công nghệ vi sinh vật, enzyme va protein, lên men để sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, bộ KIT chẩn đoán bệnh cây trồng có chất lượng cao để sử dụng cho các vùng sản xuất sản phẩm trồng trọt an toàn. Nhờ đó, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trồng trọt hữu cơ, VietGAP,... ngày càng gia tăng ở trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới
và phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.
- Hình thành cơ sở dữ liệu DNA, chỉ thị phân tử, nguồn vật liệu di truyền phục vụ cho việc bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen cây trông. Nhờ đó, các giống cây trồng đặc sản của Việt Nam được bảo tồn, bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lí một cách dễ dàng, thuận tiện, hiệu quả hơn.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học ngày càng gia tăng. Nhờ đó, nhiều chế phẩm sinh học, giống cây trồng... được chuyển giao, sản xuất với quy mô công nghiệp và thương mại hoá có chất lượng tốt, giá thành hạ góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng trọt.