Chuyên Đề Công Nghệ 10 Trồng Trọt Cánh Diều_Công Nghệ Sinh Học Trong Trồng Trọt_Bài 3 Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Chọn Tạo Giống Cây Trồng

Chuyên Đề Công Nghệ 10 Trồng Trọt Cánh Diều_Công Nghệ Sinh Học Trong Trồng Trọt_Bài 3 Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Chọn Tạo Giống Cây Trồng

1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng

- Quy trình nhân nhanh giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

+ Bước 1: Lấy mẫu.

+ Bước 2: Khử trùng và vào mẫu tạo mô sẹo.

+ Bước 3: Tái sinh cụm chồi.

+ Bước 4: Nhân nhanh cụm chồi.

+ Bước 5: Tạo cây hoàn chỉnh.

+ Bước 6: Ra ngôi cây con.

- Ưu điểm:

+ Tạo ra cây giống sạch bệnh: nhân nhanh giống cây trồng với hệ số nhân giống cao.

+ Cho sản phẩm cây giống đồng nhất.

+ Tiết kiệm không gian nhân giống.

+ Sản xuất cây giống quanh năm.

- Nhược điểm:

+ Hạn chế về chủng loại cây giống.

+ Yêu cầu kĩ thuật hiện đại nên chi phí sản xuất cao.

+ Phạm ví áp dụng: cho các loại cây trồng nhân giống vô tính.

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

a. Tạo dòng thuần chủng

- Ưu điểm:


+ Rút ngắn thời gian tạo dòng thuần.

+ Tỉ lệ cây thuần chủng được tạo ra cao hơn so với phương pháp thông thường.

- Nhược điểm: cây đơn bội tạo ra yêu, khó duy trì.

- Phạm vi áp dụng: thường áp dụng để tạo dòng thuần ở cây thụ phần tự đo (dưa chuột, bầu, bí, ngô,...) phục vụ cho chọn tạo giống ưu thế lai.

b. Tạo giống đột biến

- Ưu điểm: 


+ Tạo ra các giống cây trồng mang những đặc tính mong muốn.

+ Tạo ra nguồn biến dị phong phú mà bằng các phương pháp lai tạo khó thực hiện.

+ Có khả năng tạo ra giống mới nhanh.

- Nhược điểm:

Tỉ lệ biến dị có lợi thấp.

+ Khó định hướng được các biến dị mong muốn.

+ Phần lớn hoá chất xử lí đột biến có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

- Phạm vi áp dụng: cho các loại cây trồng sinh sản vô tính.

c. Tạo giống cây trồng đa bội

- Ưu điểm: 

+ Tạo ra giống cây trồng có năng suất cao, sức sống cao, tính thích ứng rộng.

+ Có khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi.

- Nhược điểm:

+ Tỉ lệ cây bất dục cao.

+ Đặc biệt ở thể đa bội lẻ nên hạn chế trong nhân giống hữu tính.

- Phạm vi áp dụng:

+ Tạo ra dòng mẹ bất dục đực cho sản xuất hạt lai.

+ Tăng khả năng lai xa nhờ tạo ra thể đa bội chẵn tăng tính hữu dục.

+ Áp dụng với cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi.

d. Tạo giống cây chuyển gen

- Ưu điểm: 

+ Rút ngắn thời gian tạo giống.

+ Chủ động tạo ra các giống cây trồng mang gen mong muốn theo mục tiêu của nhà tạo giống

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu kĩ thuật cao và thiết bị đặc biệt.

+ Cây trồng biến đổi gen có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên bị hạn chế sử dụng ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

- Phạm ví áp dụng:

+ Thường sử dụng đối với cây công nghiệp, cây làm thức ăn gia súc.

+ Các gen được chuyên thường là gen kháng thuốc diệt cỏ, gen kháng sâu bệnh, gen làm tăng chất lượng sản phẩm.

e. Tạo cây lai khác loài

- Ưu điểm: Tạo được giống cây lai khác loài mà các phương pháp lai thông thường không làm được.

- Nhược điểm:

+ Yêu cầu kĩ thuật cao và thiết

bị đặc biệt.

+ Cây lai khác loài thường bất dục nên ít phố biến.

- Phạm vi áp dụng: thường áp dụng đối với những giống cây trồng nhân giống vô tính.

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và khai thác nguồn gen cây trồng

- Ưu điểm:

+ Tạo ra được các ngân hàng gen in vitro đa dạng.

+ Nhân nhanh nguồn gen.

+ Đánh giá được đa dạng di truyền nguồn gen bằng chỉ thị

phân tử với độ chính xác cao lập bản đồ gen.

+ Phân lập được nhanh chóng và chính xác các gen mang

tính trạng mong muốn.

- Nhược điểm:

+ Đòi hỏi kĩ thuật cao, cơ sở vật chất và thiết bị đặc biệt.

+ Chi phí đầu tư lớn.

- Phạm vi áp dụng:

+ Bảo tồn in vitro cho nhiều loại cây trồng khác nhau.

+ Ứng dụng sinh học phân tử trong phân tích đa dạng di truyền, xác định gen, lập bản đồ gen cho cây trồng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok