Chuyên Đề Công Nghệ 10 Trồng Trọt Cánh Diều_Công Nghệ Sinh Học Trong Trồng Trọt_Bài 4 Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Trong Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học

1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh

- Khái niệm chế phẩm vi sinh: là sản phẩm chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích, đã được tuyến chọn với mật độ không dưới 10% CFU/mg mỗi loại.

- Đặc điểm của chế phẩm vi sinh: Chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích dùng làm phân bón, cải tạo đất, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây trồng an toàn cho con người và thân thiện với môi trường.

- Ưu điểm của chế phẩm vi sinh:

+ Tăng độ phì nhiêu của đất.

+ Không làm đất bị chua hoá hay phèn hoá như sử dụng phân bón hoá học.

+ Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, rút ngắn thời gian ủ phân. + Sử dụng đơn giản, an toàn cho con người, thân thiện với môi trường.

- Nhược điểm của chế phẩm vi sinh:

+ Cần bổ sung phân hữu cơ làm nguồn thức ăn cho vi sinh vật.

+ Vi sinh vật dễ bị chết trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đòi hỏi thời hạn sử dụng nhất định và điều kiện bảo quản nghiêm ngặt.

- Phạm vi áp dụng: 


+ Áp dụng để cải tạo đất.

+ Bón lót trước khi trồng đối với cây hàng năm.

+ Bón ngay sau khi thu hoạch đối với cây lâu năm.

+ Ủ phụ phẩm hữu cơ làm phân bón

2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học

- Cơ chế phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học: thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa các chủng vi sinh vật có khả năng tạo ra các tinh thể độc, enzyme phân giải, kháng sinh,...

à Có khả năng tiêu diệt, ức chế sinh vật gây hại cho cây trồng.

- Ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật sinh học:

+ Có độ an toàn cao đối với con người, chất lượng nông sản và môi trường.

+ Ít gây kháng thuốc ở sâu hại, không làm hại thiên địch và có hiệu quả sử dụng thường kéo dài.

- Nhược điểm của thuốc bảo vệ thực vật sinh học:

+ Có tác dụng tương đối chậm, phổ tác dụng hẹp.

+ Yêu cầu điều kiện bảo quản nghiêm ngặt.

+ Giá thành cao.

- Phạm vi áp dụng: tuỳ loại sâu, bệnh hại mà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp. 

3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme

- Chế phẩm enzyme ứng dụng trong trồng trọt  có tác dụng phân huỷ chất hữu cơ, cải tạo đất trồng.

- Ưu điểm: 

+ Sử dụng chế phẩm enzyme có hiệu quả cao vì hiệu suất xúc tác của enzyme rất lớn;.

+ An toàn cho cơ thể sống và môi trường.

 - Nhược điểm:

+ Phải có trang thiết bị công nghệ, đầu tư lớn.

+ Bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng chế phẩm.

+ Giá thành cao.

- Phạm vi áp dụng: cải tạo đất và ủ phụ phẩm hữu cơ làm phân bón.

4. Thực hành ủ rác hữu cơ thành phân bón

- Chuẩn bị:

+ Nguyên liệu: rác hữu cơ (rau, củ, quả hỏng, vỏ hoa quả, cỏ xanh, vỏ trứng,...); chế phẩm Trichoderma, EM hoặc Compost Maker.

+ Dụng cụ và vật liệu:

· Thùng ủ rác hữu cơ bằng nhựa hoặc gỗ có nắp đậy, thể tích từ 20 đến 120 lít.

· Dao, kéo, thớt.

- Quy trình thực hiện

+ Bước 1. Chuẩn bị thùng ủ rác hữu cơ.

+ Bước 2. Chọn vị trí đặt thùng ủ rác hữu cơ.

+ Bước 3. Trộn các loại rác hữu cơ.

+ Bước 4. Kiểm tra thành phẩm phân hữu cơ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Recent in Sports

Photography

Đọc tiếp:
Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Instagram Tiktok