1. Phương pháp nhân giống hữu tính
– Quy trình:
– Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí thấp, hệ số nhân cao, tuổi thọ cao, tính thích nghi cao, dễ bảo quản và vận chuyển.
– Nhược điểm: dễ phân li tính trạng, lâu ra hoa, đậu quả.
– Phạm vi áp dụng: cây có hạt, cây ngắn ngày, cây làm gốc ghép.
2. Phương pháp nhân giống vô tính
– Là phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ.
2.1. Phương pháp giâm cành
– Sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác từ cây mẹ đặt trong chất nền để tạo cây mới.
– Ưu điểm: hệ số nhân giống cao, dễ thực hiện.
– Nhược điểm: bộ rễ phát triển kém, giảm sức sống nếu nhân giống nhiều, dễ lây lan bệnh hại.
– Phạm vi áp dụng: cây dễ ra rễ, cây lâu năm, cây không có hạt.
2.2. Phương pháp chiết cành
– Tạo cây mới từ cành vẫn còn nguyên trên cây mẹ.
– Ưu điểm: sinh trưởng nhanh hơn cây giâm cành do kích thước cây lớn.
– Nhược điểm: Tương tự cây giâm cành nhưng hệ số nhân giống thấp hơn.
– Phạm vi áp dụng: cây thân gỗ lâu năm, cây không có hạt.
2.3. Phương pháp ghép
– Tạo ra cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ lên cây khác nhằm phát huy ưu điểm của mẹ và gốc ghép.
– Ưu điểm: bộ rễ khỏe, sức sinh trưởng mạnh.
– Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao.
– Phạm vi áp dụng: cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp lâu năm, một số loại rau.
2.4. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng
– Ưu điểm: cây sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn.
– Nhược điểm: đòi hỏi kĩ thuật cao, chi phí lớn, thời gian dài.
– Phạm vi áp dụng: khoai tây, chuối, khoai lang, …